Hiện nay tiêu chuẩn ISPM15 được đánh giá là tiêu chuẩn chung nhất cho việc xử lý pallet và vật liệu chèn lót bằng gỗ.

Chứng thư khử nhiệt

Chứng thư Uy Phương

1/ Phạm vi áp dụng:

Tiêu chuẩn này quy định các biện pháp kiểm dịch thực vật nhằm làm giảm nguy cơ du nhập hoặc lây lan các dịch hại kiểm dịch thực vật liên quan đến vật liệu đóng gói bằng gỗ – Wood Packaging Materials (bao gồm vật chèn lót) làm từ gỗ tùng bách hoặc từ các loại gỗ thô khác được dùng trong thương mại quốc tế.

2/ Cơ sở quy định:

Vật liệu đóng gói bằng gỗ thường được làm từ gỗ thô chưa qua chế biến hay xử lý nhằm loại bỏ, diệt trừ các dịch hại và do vậy đây là con đường du nhập và lây lan của các loài dịch hại. Hơn nữa các nguyên liệu đóng gói bắng gỗ thường hay được dùng lại, tái chế hoặc tái sản xuất (vật liệu đóng gói của một chuyến hàng nhập khẩu có thể tái sử dụng cho việc đóng gói cho các chuyến hàng khác để xuất khẩu).
Việc xác định nguồn gốc xuất xứ thực sự của các nguyên liệu đóng gói bằng gỗ là rất khó khăn, do vậy tình trạng kiểm dịch thực vật của những loại vật liệu này là không thể khẳng định được. Do đó, quá trình phân tích nguy cơ để xác định các biện pháp nào là cần thiết và việc tăng cường các biện pháp này thường xuyên là không thể đối với các nguyên liệu đóng gói bằng gỗ vì nguồn gốc và tình trạng kiểm dịch thức vật của chúng là không thể xác định được.
Chính vì vậy, tiêu chuẩn này quy định các biện pháp được chấp nhận ở phạm vi toàn cầu đã được phê chuẩn và có thể áp dụng cho các nguyên liệu đóng gói bằng gỗ đối với tất cả các nước để loại trừ các các nguy cơ đối với hầu hết các dịch hại kiểm dịch thực vật và giảm thiểu một cách đáng kể nguy cơ từ các dịch hại khác có thể liên quan đến nguyên liệu đóng gói.

3/ Nguyên liệu đóng gói bằng gỗ được điều chỉnh :

Hướng dẫn này áp dụng cho các nguyênliệu đóng gói bằng gỗ tùng bách và các loại gỗ khác mà có thể là con đường xâm nhập của các dịch hại thực vật tạo mối đe dọa chính cho các cây trồng sống. Chúng có thể là các pallet, tấm nâng, vật chèn lót, tấm gỗ kê, hòm, thùng gỗ, các bảng đỡ, các đai và các đồ chèn khác mà hầu hết các chuyến hàng nhập khẩu đều có, kể cả các lô hàng bình thường không phải là vật thể kiểm tra kiểm dịch thực vật.

4/ Các biện pháp được phê chuẩn đối với nguyên liệu đóng gói bằng gỗ:

a/ Xử lý bằng hơi nóng (Heat treatment):

Nguyên liệu đóng gói bằng gỗ được làm nóng phù hợp với quy định về nhiệt độvà thời gian cụ thể, nhằm đạt được nhiệt độ tối thiểu tại lõi gỗ là 560Ctrong thời gian 30 phút.Việc xử lý nhiệt được thể hiện bằng chữ HT trong dấu tiêu chuẩn.

b/ Khử trùng bằng Methyl Bromide (MB):

Nguyên liệu đóng gói bằng gỗ(pallet, tấm nâng, vật chèn lót, tấm gỗ kê, hòm, thùng, các bảng đỡ, các đai và các đồ chèn khác) cần được khử trùng bằng Methyl Bromide.Việc xử lý này được ghi bằng chữ MB trong dấu tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn tối thiểu cho việc xử lý khử trùng bằng MBđối với nguyên liệu đóng gói bằng gỗ. Nhiệt độ tối thiểu khi thực hiện khử trùng không thấp hơn 100C.

5/ Danh mục dịch hại nguy hiểm nhất phải xử lý bằng HT hoặc MB:

Nhóm dịch hại sau liên quan đến nguyên liệu đóng gói bằng gỗ sẽ được loại trừ bằng biện pháp xử lý HT và MB phù hợp với quy định tại danh mục trên:

Nhóm dịch hại:
Côn trùng: Anobiidae
Bostrichidae
Buprestidae
Cerambycidae
Curculionidae
Isoptera
Lyctidae ( with some exceptions for HT)
Oedemeridae
Scolytidae
Siricidae
Tuyến trùng: Bursaphelenchus xylophilus

6/ Đóng dấu đối với các biện pháp được phê chuẩn:

IPPC – International Plant Protection Convention.
Dấu quy định trên đây chứng nhận rằng vật liệu đóng gói bằng gỗ mang dấu đã trải qua biện pháp được phê chuẩn.
Dấu tối thiểu gồm có các mục sau:

  • Biểu tượng.
  • Mã quốc gia gồm 2 chữ và theo sau là số nhất định được Cơ quan bảo vệ thực vật quốc gia cấp cho đơn vị xử lý.
  • Chữ viết tắt IPPC đối với biện pháp được phê chuẩn (VD: HT đối với biện pháp xử lý nhiệt và MB đối với biện pháp khử trùng bằng Methyl Bromide.)

Việc đóng dấu phải:

  • Theo quy định.
  • Rõ ràng, dễ đọc.
  • Vĩnh cửu và không phai nhạt.
  • Đóng ở vị trí dễ quan sát, ít nhất phải ở 2 mặt đối diện của vật thể cần được chứng nhận.
  • Tránh sử dụng màu đỏ hoặc màu cam vì những màu này thường được sử dụng cho các nhãn hàng hóa nguy hiểm.

———————————————-

Xem thêm: Khi nào cần sấy pallet gỗ

Comments are closed.